Chắc hẳn bạn đã từng ít nhiều nghe tới cái tên như vải màn hay là vải xô. Tuy nhiên nếu không phải là người trong lĩnh vực may mặc, thì hẳn sẽ dễ bị nhầm lẫn đây là 2 loại vải. Nhưng thực chất thì chúng là 1 loại vải, thế nhưng chỉ có tên gọi là khác nhau thôi.
Mỗi khi đi mua sắm quần áo cho bé thì các mẹ sẽ bắt đầu nghe nhắc đến vải xô, xô nhật, xô cotton, xô linen, xô đũi, xô lụa,… Khiến cho nhiều mẹ phải thắc mắc không biết vải xô là vải gì? Nó có ưu điểm gì nổi bật mà được nhắc đến nhiều loại đến vậy?
Vải xô là gì?
vải xô là chất liệu khá mỏng và thấm mồ hôi
Vải xô trắng dùng để may khăn tã, khăn ủ, may quần áo, váy vóc, khăn màn..
Tương tự như vải cotton, vải xô cũng được làm từ sợi bông nhưng vải xô lại khác với cotton ở đặc điểm và tính ứng dụng của nó. Vải xô mang lại giá trị sử dụng trong hầu hết ngành nghề. Chất liệu xô mỏng nhẹ, không xù giúp cho việc gia công được đơn giản, dễ dàng hơn rất nhiều.
Công dụng của vải Xô đối với trẻ em
Tùy mục đích dùng mà vải sẽ được dệt với kích thước cùng với độ dày khác nhau. Đồng thời nó cũng có công dụng khác nhau, chẳng hạn như:
– Khăn quấn dành cho bé: Nhờ vào tính chất thoáng mát, cho nên vải Xô rất thích hợp để làm khăn quấn cho bé. Hơn nữa do Việt Nam quanh năm là khí hậu nóng ẩm vậy nên khăn quấn bằng vải Xô được rất nhiều bà mẹ chọn cho con của mình.
– Lót dùng để thấm nước: Mặc dù khả năng hút nước của vải Xô không thể sánh được như với vải bông. Thế nhưng với làn da nhạy cảm của bé thì loại vải này luôn là chọn lựa đúng đắn nhất.
– Chăn đắp: Với chất liệu nhẹ nhàng, mềm nên dễ dàng đem theo bên người để làm chăn đắp cho bé. Nó giúp cho bé không bị nhiễm lạnh bởi gió lạnh ở bên ngoài.
– Khăn lau cho trẻ: Da mặt, trên cơ thể của bé là nơi dễ bị kích ứng nhất. Vậy nên dùng vải Xô để lau mặt sẽ giúp bảo vệ làn da mỏng manh của bé.
– Gạc rơ lưỡi: Đây là một công dụng vô cùng tuyệt vời mà chỉ có chất vải này sở hữu. Nó giúp cho khoang miệng của con em mình luôn được vệ sinh sạch sẽ.
Vải xô bao gồm những thành phần nào?
Vải xô có thành phần chủ yếu từ bông tự nhiên, tạo cho vải độ mềm mịn, thấm hút tốt. Bên cạnh đó, trong sản xuất dạng công nghiệp, một số loại vải thô lại được dệt từ các sợi tổng hợp như: poly, PE,…nhưng thành phần chính vẫn là bông.
Phân loại vải thô
Vải xô trên thị trường hiện nay thường được phân loại theo 2 cách chính: theo chất liệu và theo màu sắc.
1.Thứ nhất, chúng ta có thể phân loại dựa theo chất liệu của vải.
Vải xô từ bông tự nhiên: Đây là loại vải xô được sản xuất từ 100% bông tự nhiên không pha thêm bất cứ nguyên liệu nào khác. Chính điều này giúp cho vải có độ mềm mịn, thấm hút cực tốt.
Vải xô pha: Vải xô pha được kết hợp giữa 2 chất liệu là bông và PE theo một tỉ lệ nhất định. Các sợi vải xô pha thường dày dặn, có tính ứng dụng cao trong nhiều ngành nghề.
2. Ngoài ra, vải xô được phân loại dựa theo màu sắc của vải
Vải xô trắng: Đây là loại vải xô sau khi dệt rồi đem đi tẩy trắng được sử dụng làm màng lọc, khăn ủ rau củ, may quần áo tang lễ,…
Vải xô màu: là loại vải sau khi dệt được nhuộm màu, in họa tiết trông bắt mắt hơn. Các loại vải xô màu thường được sử dụng để may trang phục mùa hè, quần áo cho bé
3. Ngoài ra còn phân loại theo nguồn gốc xuất xứ như:Vải xô cotton, Vải xô nhật, Vải xô sợi tre, Vải xô nhăn.
Đặc điểm, tính chất của vải xô
Vải xô là một trong những loại vải được nhiều người sử dụng trong sinh hoạt, sản xuất may mặc. Vậy vải xô có những đặc điểm, tính chất nổi bật nào?
Vải xô an toàn sử dụng cho những loại da nhạy cảm
Ưu điểm của vải xô
Vải xô có đặc điểm mềm, mỏng thoáng mát
Có thể thấy, vải xô thường trông khá mỏng, có thể nhìn xuyên thấu được mặt bên kia. Kết cấu vải thưa, khi sử dụng tạo cho chúng ta cảm giác thoáng mát, dễ chịu.
Vải xô có độ thấm hút cực tốt
Vì được sản xuất chủ yếu từ những sợi bông tự nhiên nên vải xô có độ thấm hút cao phù hợp sử dụng với nhiều loại da khác nhau. Nhờ đặc tính này mà vải xô có thể dùng là xô, tã, quần áo cho trẻ em, màng ủ giá đỗ,…
An toàn khi sử dụng
Với nguồn gốc từ những loại sợi quen thuộc trong tự nhiên, vải xô rất an toàn, có thể sử dụng với nhiều loại da khác nhau ngay cả với các loại da nhạy cảm.
Vải xô ít bị xù lông
Các dòng vải xô sau một thời gian sử dụng ít bị xù lông nhờ công nghệ sản xuất và chất liệu tự nhiên của vải.
Giá thành hợp lý
Với những loại xô trắng thì giá thành của nó tương đối rẻ, dễ mua. Còn đối với một số loại xô màu, xô in họa tiết thì mức giá của nó cao hơn một chút. Xét theo mặt bằng chung, vải xô là loại vải có giá thành khẳng định là rẻ.
Nhược điểm của vải thô
Vải xô dễ bị nhăn, nhàu
Chất liệu vải xô thường khá mỏng nên sau một thời gian sử dụng dễ bị nhăn nhàu. Nếu không biết cách xử lý và bảo quản có thể làm hư bề mặt vải.
Ứng dụng của vải thô trong thực tế
Vải xô được ứng dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đầu tiên phải kể đến ứng dụng của vải xô trong lĩnh vực may mặc. Vải xô với tính năng mỏng nhẹ, thoáng mát rất thích hợp để may những trang phục váy đầm, áo cách điệu thể hiện sự dịu dàng, nữ tính. Chúng ta có thể dễ dàng phối các trang phục từ vải xô với những chất liệu khác, tạo nên những phong cách cá tính, hiện đại. Hay vải xô cũng được sử dụng để may các các trang phục xô tã, quần áo cho trẻ nhỏ.
Ngoài ra bạn cũng có thể dùng vải chiffon để thay thế vải xô vào mùa hè nóng bức vì tính chất tương tự.
Áo loe vải xô
Bên cạnh đó, các dòng vải xô trắng cũng được sử dụng là khăn lau, màng lọc trong sản xuất đậu phụ thủ công, làm giá đỗ,…Những loại vải xô trắng mỏng, nhẹ, có thành phần tự nhiên nên rất an toàn.
Dùng khăn vải xô để ủ trắng giá đỗ
Ngoài ra, ở một số vùng miền, vải xô trắng cũng được dùng làm trang phục trong tang lễ, nhà có người mất. Sử dụng vải xô trắng thể hiện sự mất mát, nỗi buồn của tang gia.
Cách sử dụng và bảo quản vải xô
Cách sử dụng và bảo quản vải xô khá đơn giản, dễ dàng. Chúng ta có thể sử dụng vải xô để gia công thành nhiều loại trang phục khác nhau mà không lo lắng vải bị xù bông lông. Khi giặt giũ các loại vải xô thì ta nên vò nhẹ nhàng, hạn chế sử dụng với máy giặt, sử dụng tác động lực mạnh. Điều đó sẽ khiến vải xô bị nhăn nhúm, gấp nếp. Chúng ta nên là vải xô ở nhiệt độ thấp vì vải xô thường khá mỏng dễ bị biến đổi nhiệt. Khi bảo quản các loại vải xô, chúng ta nên bảo quản vải ở nhiệt độ thường, treo hoặc gấp gọn đồ dùng vải xô trong tủ.
Với bài viết này của mình, chúng tôi hi vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin thật hữu ích về vải xô và khả năng ứng dụng của nó trong thực tế. Với một số gợi ý trên đây, chắc hẳn bạn đã chọn lựa được cho mình loại vải phù hợp trong mùa hè này rồi phải không?
Nếu trong quá trình sử dụng, bạn muốn bán vải xô, muốn biết giá vải xô bao nhiêu tiền, hãy gọi cho công ty thu mua phế liệu vải tồn kho phế liệu Phát Thành Đạt để được hỗ trợ mua bán hàng vải, cũng như tất cả các loại phế liệu khác với mức giá phế liệu tốt nhất thị trường.